Web Content Viewer
Ngân sách
(Bqp.vn) - Nhờ sự phát triển kinh tế những năm qua, việc xây dựng tiềm lực kinh tế cho nền quốc phòng toàn dân đã đạt những kết quả quan trọng. Việt Nam đã có lượng dự trữ hậu cần đáp ứng yêu cầu đối phó với mọi tình huống khẩn cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển ngày càng hoàn chỉnh và hiện đại tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quốc phòng. Mặc dù nền kinh tế còn có nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, lại chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Nhà nước Việt Nam đã dành một phần cần thiết ngân sách quốc gia cho các nhu cầu quốc phòng nói chung và đảm bảo trang bị, vũ khí cho lực lượng vũ trang nói riêng.
GDP dành cho ngân sách quốc phòng: năm 2010: 2,23%; năm 2011: 2,82%; năm 2012: 2,88%; năm 2013: 2,69%; năm 2014: 2,69%; năm 2015: 2,72%; năm 2016: 2,64%; năm 2017: 2,51%; năm 2018: 2,36%.
Ngân sách quốc phòng Việt Nam (đơn vị tính: tỉ đồng)
Năm 2008
GDP: 1.490.000
Ngân sách quốc phòng: 27.024
Tỷ trọng theo GDP: 1,813%
Năm 2007
GDP: 1.143.442
Ngân sách quốc phòng: 28.922
Tỷ trọng theo GDP: 2,529%
Năm 2006
GDP: 973.791
Ngân sách quốc phòng: 20.577
Tỷ trọng theo GDP: 2,194%
Năm 2005
GDP: 839.211
Ngân sách quốc phòng: 16.278
Tỷ trọng theo GDP: 1,872%
Ngân sách nêu trên chủ yếu để bảo đảm mức sống của đội ngũ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ và công nhân viên quốc phòng, bảo đảm hoạt động của công nghiệp quốc phòng, duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.
File đính kèm:
Nội dung cùng chuyên mục
- Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quốc phòng
- Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam
- Quản lý nhà nước về quốc phòng
- Phương hướng tăng cường lãnh đạo, quản lý về quốc phòng
- Luật Quốc phòng, năm 2018
- Luật Quốc phòng, năm 2005
- Ngân sách