Web Content Viewer
Quân đội Nhà Hồ
(Bqp.vn) - Lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến Việt Nam triều đại Hồ (1400 - 1407). Cùng với những cải cách mạnh về kinh tế (hạn điền, phát hành tiền giấy), xã hội (hạn nô, đặt cơ quan y tế), văn hóa (chấn chỉnh chế độ thi cử, phát triển chữ Nôm...), Hồ Quý Ly chủ trường xây dựng quân đội vững mạnh, (mong “có 100.000 vạn quân, để chống giặc Bắc”) nhằm đề phòng ngoại xâm và nội chiến. Quân đội nhà Hồ gồm quân triều đình và lương quân (không tổ chức quân vương hầu như các thời Trần, Lý, Tiền Lê).
Quân triều đình đóng ở kinh đô và các lộ, được biên chế thành quân, vệ, đội. Tùy theo tính chất nhiệm vụ, mỗi quân có thể 4 vệ; 6 vệ; mỗi vệ gồm 18 đội, mỗi đội 18 người.
Sau khi đăng ký nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và phân loại số dân đinh 15 - 60 tuổi trong cả nước (1401), quân triều đình được bổ sung, đưa tổng quân số lên tới 200.000 người. Quân triều đình được chia thành quân bộ và quân thủy.
Quân đội nhà Hồ được trang bị cung nỏ, gươm, giáo... riêng quân thủy được trang bị một số thuyền chiến lớn danh nghĩa là tầu chở lương thực. Một số thuyền có gắn súng thần cơ. Nhà nước lập 4 kho vũ khí, kén chọn thợ giỏi để sản xuất chiến cụ cung cấp cho quân đội.
Quân đội Hồ giành được thắng lợi trong hoạt động quân sự ở phía Nam (1402).
Từ năm 1406 suy yêu nhanh, sau đó thất bại và tan rã trước sức tiến công của quân xâm lược Minh (tháng 5/1407).