Kỹ thuật quân sự thời cận đại

15:51 | 19/08/2012

(Bqp.vn) - Cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII là thời kỳ mà ở đa số các nước. pháo binh đã được đưa vào thành phần của quân đội và được thừa nhận là một binh chủng đặc biệt. Sự phát triển ở cuối thời trung đại về các chủng loại pháo, đạn, liêu phóng của các nước đã thấy rõ tình trạng lộn xộn và những sự khác biệt. Đặc biệt là cỡ nòng, kiểu loại, tính không xác định của những quy tắc dựa trên những kinh nghiệm thiếu thốn, thiếu vững chắc đã bộc lộ rõ nét.

Các nước phát triển ở cả phương Tây và phương Đông đều tập trung vào sản xuất thử nghiệm với quy mô lớn nhằm giải thích rõ tác động của nòng; mối quan hệ của cỡ nòng và liều phóng; độ dài và trọng lượng của súng; sự phân phối kim khí trong một khẩu pháo; tầm xa của xạ kích: sự tác động của độ lùi đối với bệ nòng... két quả to lớn đã được rút ra từ những trung tâm nghiên cứu trong suốt thời gian từ năm 1730 - 1740: Bêlidorơ cầm đầu thử nghiệm ở Laphe (Pháp); Rôbinxơ ở Anh và Papaxinô Đăngtôno ở Turin. Kết quả là các cỡ nòng được thống nhất, phân phối kim loại trong khẩu pháo được tốt hơn và liều phóng thì giảm đi rõ rệt, nó chỉ còn chiếm từ 1/3 đến 1/2 trọng lượng của viên đạn.

Đi cùng với những sự cải tiến trong chế tạo đó là một bước phát triển mới về khoa học pháo binh. Galiseli, Anđướcxơn. Niutơn, Blôngđen, Becnuli, Vônphơ và Êlơrơ, tiếp tục nghiên cứu quỹ đạo bay của đạn, sức cản không khí và nguyên nhân đạn chệch hướng. Những cuộc thử nghiệm này góp phần phát triển về mặt toán học của pháo binh. Năm 1735, dưới thời Phriđrích đại đế, pháo binh của Đức còn được chế tạo nhẹ hơn pháo đi cùng với bộ binh ở cấp trung đoàn nhẹ, ngắn, có đủ tầm bắn xa: trọng lượng 80 - 180 lần đạn. Ông lập ra pháo binh để yểm hộ cho kỵ binh và nó cũng được lập tức áp dụng ở đa số quân đội.

Năm 1756, Phiriđrích có 206 khẩu cho 70.000 quân; năm 1762 có 275 khẩu; năm 1778 có 811 khẩu cho 180.000 quân. Ông tổ chức pháo thành dàn, mỗi dàn 6 - 20 khẩu. Tính cơ động thì còn rất hạn chế. Trong thời gian này, khoa học của pháo binh đặc biệt phát triển, từ năm 1792 - 1793 ở Đức, Xtơruendơ (Strensee - nhà toán học người Phổ (1735-1804)) và Tempenhôphơ (Tempen hoff - Tướng Phổ (1737-1807)) đã viết những tác phẩm rất bổ ích trong lĩnh vực này: “Cơ sở của pháo binh”, “pháo của nước Phổ hay là về sự vận động của viên đạn với giả định là lực cản của không khí tỷ lệ với bình phương của tốc độ”. Sanơhoocst (Schannhozst – Tướng Phổ, chủ tịch Uỷ ban cải cách quân sự, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng (1755 - 1813)), chuyên gia đứng đầu về pháo binh viết cuốn “Hỏi đáp về pháo binh” một cách toàn diện và thực sự khoa học; những cuốn sách ông viết cho sĩ quan có nhiều lập luận khoa học; đến tận ngày nay, bên cạnh những mặt lỗi thời các tác phẩm của ông vẫn là những tác phẩm kinh điển.

Năm 1732, Pháp cải tổ pháo binh theo chế độ Valierơ. Lượng thuốc phóng được quy định dứt khoát bằng 1/3 trọng lượng đạn, vít cân bằng dọc được sử dụng, mỗi bộ phận của súng được chế tạo theo đúng mẫu để có thể thay thế dễ dàng từ kho. Bảy loại bánh xe và ba kiêu trục giữa để tiện vận chuyển pháo binh. Pháo thủ được trang bị hòm trên xe đựng các khí tài quân sự. Các súng nòng nhỏ được biên chế trong tiểu đoàn bộ binh. Pháo binh của Pháp hơn tất cả các quân đội ve mặt cân đổi chế tạo, về mặt chất liệu, về mặt tổ chức và nó là pháo binh kiểu mẫu.

Tỷ lệ pháo binh so với các thành phần khác của quân đội, quân Phổ có tỷ lệ pháo binh cao nhất, trong trận Piếcmadenxơ (9/1793) quân Phổ sử dụng phần lớn pháo binh của mình đánh bại quân Pháp. Quân Phổ cứ 1.000 lính có 7 khẩu pháo, còn Napôlêông cứ 1.000 lính chỉ cần 3 khẩu là đủ. Số đạn trang bị cho mỗi khẩu pháo không dưới 200 viên, trong số đạn ấy thì 1/4 hoặc 1/5 phải là đạn ria. Anh, quy định tiêu chuẩn kỹ thuật trên một số điểm chính: trọng lượng của liều phóng bằng 1/3 trọng lượng của đạn, trọng lượng kim khí của pháo bằng 150 lần trọng lượng của đạn.

Thời kỳ này, ở châu Á (phương Đông) vũ khí nóng ở Đại Việt trở nên rất phong phú. Chúa Trịnh và chúa Nguyễn vừa tổ chức sản xuất vũ khí vừa mua súng trường và đại bác của Bồ Đào Nha, Pháp. Bộ binh đã có nhiều súng trường. Quân Tây Sơn thu chiến lợi phẩm 1.200 khẩu pháo của chúa Nguyễn ở Phú Xuân (đến năm 1786), đây là số pháo quân Nguyễn thu được của quân Trịnh; từ năm 1774, ở Đà Nằng, nghĩa quân đã thu của quân Nguyễn 2.082 khẩu đại bác bằng đồng của người Hà Lan và người Anh tặng chúa.

Trong đại phá quân Thanh, đã thu chiến lợi phẩm gần 3.000 pháo và súng nhà Thanh của Anh, Pháp. Chính các nhà chép sử các nước và những ghi chép của các sĩ quan Pháp giúp Nguyễn Ánh đều nói tới sức mạnh đáng sợ của pháo binh Nguyễn Huệ.

Sự phát triển của pháo binh trong giai đoạn này đã gắn chặt với nhân tố mới của trúc thành. Pháo binh hoàn thiện về chế tạo súng, đạn, sức công phá, khả năng cơ động, độ chính xác... luôn gắn với lý thuyết về đường đạn, bảng bắn pháo binh... Đối lại với nó là khả năng phòng thủ, phòng ngự của trúc thành với hệ thống hầm, hào, lôcốt, thành lũy liên kết cấu trúc chặt chẽ với nhau được sự bảo vệ bằng hệ thống pháo binh, súng bộ binh...

Xêbátchiếng lơ Prêtơrơ (1633 - 1707) thống chế Pháp, kỹ sư quân sự, tác giả của nhiều tác phẩm về trúc thành và lý thuyết vây đánh thành cho rằng mối quan hệ giữa các kích thước chủ yếu mặt ngoài pháo đài nhiều cạnh, các khoảng cách đỉnh các lôcốt, đường thẳng trục, đương ngắn, đường tạo mặt diện phòng ngự, đường vòng cung, sườn lôcốt, đường kéo dài điểm trục các lôcốt bên cạnh bề ngoài chiến hào...; tạo khả năng tiếp tục phòng ngự sau khi lôcốt bị chọc thủng bằng việc hiện đại hóa hệ thống phòng ngự bằng tháp canh và cấu trúc những lôcốt biệt lập đối diện với tháp canh.

Coócmôngtenhơluiđơ (1696 - 1752) tướng Pháp, kỹ sư quân sự, tác giả lớn về trúc thành, biểu hiện được những nguyên tắc thiên tài của Xpếchclin.

Kỹ sư vĩ đại ở nước Pháp, bá tước Đòmôngtalămbe (1713 - 1799) rất coi trọng công sự và tập trung hỏa lực vào bất kỳ điểm nào ở cự ly 500 y-a (đơn vị đo chiều dài của Anh. 1 y - a = 0,9144 m) sẽ loại trừ khả năng đặt pháo đánh thành của đối phương.

Cùng với việc loại trừ lưỡi giáo, các loại giáp cũng biến mất trong trang bị của bộ binh; bộ binh được phân chia theo tiểu đoàn là đơn vị chiến bắt đầu ổn định.

Kỹ thuật bắn súng của bộ binh cũng đã thay đổi. Trước đây, súng bắn theo từng hàng, hàng nào bắn xong lùi lại phía sau nạp đạn, giờ thì bắn từng trung đội, đại đội; như vậy, tiểu đoàn có thể xạ kích liên tục vào kẻ địch. Yêu cầu cơ động, triển khai giữ vị trí ngày càng lớn. Đường xá, nông thôn, trang trại đều là những cấm địa đối với bộ binh, thậm chí cống rãnh, hàng rào làm vật cản bảo vệ. Bộ binh Tây Ban Nha đã sử dụng thông nòng sắt tạo khả năng nạp đạn và bắn 5 phát (các quân đội khác chỉ bắn 3 phát). Huấn luyện bắn trong hành tiến và xạ kích.

Phriđrích thường bố trí một tuyến lính lựu đạn hoặc tinh nhuệ phía trước đội hình tiến công để đảm bảo kết quả cao trong đòn đánh đầu tiên.

Loại khinh bộ binh đặc biệt là du kích, lối đánh theo đội hình phân tán; sự chính xác và tầm bắn xa của hỏa lực, kết hợp với sự khéo léo và sự chịu đựng dẻo dai.

Những người Pháp chế tạo ra, hoàn thiện thêm bộ binh, viên đạn hình chóp nón được sử dụng cho súng trương nòng xẻ rãnh, làm cho đầu đạn thoát ra khỏi nòng một cách dễ dàng, đầu đạn xoáy và có sức mạnh, quyết định kết quả của xạ kích. Đrâyđơ phát minh ra kim hỏa, nạp đạn bằng quy lát. Nước Anh, Phổ, Áo, Pháp, Nga, Ý lần lượt đưa vào trang bị thống nhất loại súng này cho bộ binh.

Kỵ binh chủ yếu là đánh giáp lá cà, hỏa lực giữ vai trò thứ yếu, hoạt động tập trung vào chiến đấu tiến công. Bộ binh ngày càng trở thành lực lượng tác chiến chủ yếu, nên sự vận động của kỵ binh phải phục tùng. Bởi lẽ, chiến thuật hiện đại là dựa trên cơ sở hoạt động chung của ba binh chủng hỗ trợ lẫn nhau. Kỵ binh sư đoàn là kỵ binh cùng với bộ binh phục tùng một người chỉ huy.

*

* *

Hải quân các nước trên thế giới vẫn tiếp tục tăng số pháo, số súng trên tàu. Năm 1820, Pừchxan, tướng Pháp chế tạo được một loại pháo cỡ to, có quy lát. Vũ khí mới này nhanh chóng được trang bị cho tất cả các hạm đội quân sự. Việc chuyển từ tàu chạy trên sống sang những tàu đi đại dương (lúc bấy giờ có tàu chạy bằng guồng nước, cả guồng nước và bộ máy đều phơi bày ra trước hỏa lực đối phương và chỉ một phát đạn bắn trúng là tàu vô dụng. Các đặc tính tàu ba buồm đều thua kém xa tàu chạy bằng hơi nước, vì không có vũ khí tốt, nên tàu chạy bằng hơi không đảm đương nổi nhiệm vụ chiến đấu.

Nhờ đó sức mạnh của tàu chiến ba buồm chạy bằng hơi nước tăng lên gấp đổi cả tóc độ và hiệu lực vũ khí. Khang định rằng máy hơi nước đã làm đảo lộn những điều kiện của chiến tranh trên biển.

Năm 1849, Duypuy đò Lômơ, kỹ sư người Pháp đã chế tạo hạm đội chạy bằng cánh quạt mang tên Napôlêông. Tàu có 100 khẩu pháo; 600 mã lực . Và ngay từ năm 1870, các tàu quân sự chạy bằng buồm đã quá lỗi thời chẳng khác gì súng nòng trơn vậy.

Những hạm tàu bọc thép, đạn không thể xuyên thủng lần đầu tiên do người Pháp chế tạo, được thử thách lần đầu tiên ngày 17/10/1855 trong cuộc chiến tranh Crimê (1853 - 1856). Ba pháo hạm nổi bọc thép của Pháp tham gia vào cuộc pháo kích của liên quân Anh - Pháp vào quân Nga ở Kinh - bước bảo vệ cửa sống Đannhiép. Người Pháp lấy làm thỏa mãn, tiếp tục sản xuất những tàu bọc thép đạn bắn không thủng với lá chắn thép ở bên sườn tàu để bảo vệ người và vũ khí. Nhược điểm lớn nhất của nó là quá nặng nề, nhất là mũi tàu quá nặng.

Người Pháp lại chế tạo chiến hạm hơi nước Lagloire, có khả năng chống đạn, tốc độ nhanh và có thể chịu đựng được bão táp. Người ta nhất trí tán dương về tương lai của những cuộc chiến đấu trên biển do những chiếm hạm “bắn không thủng” ấy gây ra. Mọi chiến hạm trước đó lỗi thời, kể cả các chiến hạm ba tầng gỗ, nhưng dù sao đó cũng chỉ là những lời tuyên bô. Còn về chiến hạm Lagloire người ta cũng không thể biết nó có đứng vững thật trong bão tố hay không; nhưng nó không chạy bằng hơi nước được ba ngày trên biển vì không đủ chỗ để chứa than đá. Ngưồi Anh cũng cho ra đời một đối thủ của chiến hạm Lagloire là chiến hạm Warrior (chiến sĩ) chúng ta còn chưa biết nhiều về nó, nhưng chắc chắn rằng nếu giảm bớt vũ khí và dự trữ than đá cần thiết sẽ có thể có một hạm tàu đạn bắn “không thủng”, chạy bằng hơi nước.

Sự ra đời của tàu bọc thép, người ta cảm thấy một cách rất mạnh mẽ nhu cầu sáng chế ra đạn phá có thể nổ vào đúng lúc nó xuyên thành tàu.

Đầu đạn dài, bắn ra từ pháo nòng có rãnh, vì xoáy xung quanh cái trục dài nên khi đập phải phần đầu viên đạn (chỉ cần đập nhẹ) viên đạn sẽ nổ trong lúc nó xuyên vào thành tàu. Có thể có tàu bọc thép nào chịu đựng nổi hai loạt đạn như thế?. Trên mức độ nhất định, pháo nòng có rãnh đã chấm dứt các trận đánh ỏ cự ly quá gần, cự ly mà chỉ có súng caronalde là có lợi.

Tàu chiến của các hạm đội hiện đại được chia ra làm sáu hạng: tàu chiến hạng nhất (giống tàu tuần dương ngày nay), tàu chiến ba buồm, tàu chuyên bảo vệ và trinh sát, tàu chiến hai buồm... chiến hạm ba tầng có 4 tầng súng, chiến hạm 2 tầng có 3 tầng súng; pháo nặng nhất thì bố trí ở tầng dưới cùng; cỡ nòng pháo thường thống nhất ở các tầng.

Tuy các tàu chiến xuất hiện tương đối mạnh mẽ, với nhiều ưu thế; nhưng chiến thuyền cũng chưa phải đã hoàn toàn chấm dứt. Nó vẫn được cải tiến hiện đại hơn. Chiến thuyền Grít Michen của Anh ở thế kỷ XVII, có chiều dài 70 m; chiến thuyền Suyơrên (Souyerain) của Pháp (năm 1819) có chiều dài 64 m, rộng 18 m, có 3 cầu tàu. Tính ra, một chiến thuyền rộng 14 m, dài 55 m với 74 khẩu đại bác, phải tốn 4.000 cây gỗ.

Tiêu biểu cho các loại tàu chạy bằng hơi nước là: Xờphin (1829) chạy bằng guồng bánh xe, tốc độ 7 hải lý/giờ do Pháp sản xuất; tàu Agamemnông (1850) của Anh có 91 khẩu đại bác, 3 cầu bằng gỗ, chạy bằng chân vịt, phụ trợ bằng buồm; tàu Napôlêông chạy bằng chân vịt, trọng tải 5.000 tấn, công suất 900 sức ngựa, tốc độ 13,5 hải lý/giờ, được trang bị 90 khẩu đại bác trên tàu.

Sự phát triển của hải quân do nhu cầu hoạt động tác chiến thúc đẩy mạnh mẽ; một xu hướng nghiên cứu mới là chế tạo tàu ngầm.

Năm 1885, Nođờn Pheo (Thụy Điển) giới thiệu tàu ngầm chạy bằng hơi nước. Tùa có chiều  dài 20 m, trọng tải 60 tấn, tốc độ 4 hải lý/giờ (lặn); 9 hải lý/giờ (nổi).

Năm 1888, Henry Dupuy Delomme cùng Gastayzeede (Pháp) hạ thủy tàu ngầm Gymnote, khi lặn sử dụng năng lượng từ ắc quy. Tàu có chiều dài: 17,2 m; đường kính 1,8 m; trọng tải 31 tấn; động cơ điện 51 mã lực, tốc độ 8 hải lý/giờ (khi nổi); 4,27 hải lý/giờ (khi lặn); thời gian lặn 4 giờ.

Năm 1893, tàu Gútxtadai dài 48,5 m, động cơ 750 sức ngựa, tốc độ 9,2 hải lý/giờ (1891) - 12,7 hải lý/giờ (1895).

Năm 1893, Mácxuyn Lô Bip (Macxune lau beaf) cải tiến tàu có sức đẩy kép. Khi nổi một máy chạy bằng hơi nước, để nạp ắc quy; khi lặn dùng động cơ điện do ắc quy cung cấp; tàu có chiều dài 34 m, rộng 3,75 m; khối lượng 202 tấn (khi lặn), 117 tấn (khi nổi); tốc độ: 12 hải lý/giờ (khi nổi), 8 hải lý/giờ (khi lặn).

Cũng như pháo trên tàu hạm, ngư lôi cũng bắt đầu được nghiên cứu và chế tạo. Quả ngư lôi đầu tiên do Guýt Chít sáng chế đã ra đời vào năm 1867, có chiều dài 4 m, đường kính 356 mm, chứa 4 kg thuốc nổ, tầm bắn: 250 - 700 m. Sau đó, ngư lôi tiếp tục được phát triển nâng bắn lên 8 km (1905), 18 km (1914).

*

* *

Vào cuối của thời kỳ cận đại (khoảng những năm 1870) khi bộ binh các nước phát triển trước ở châu Âu được trang bị bằng súng, pháo có nòng rãnh đã chiến thắng kẻ thù có pháo nòng nhẵn. Trình độ phát triển sản xuất kỹ thuật cũng như khoa học, đã cho phép giải quyết những vấn đề phức tạp của kỹ thuật, kỹ nghệ chế tạo ra pháo binh nòng có rãnh như tìm các kim khí bền làm nòng pháo, chế tạo khóa nòng kín, các vấn đề mới về khoa học pháo binh như lý thuyết đường đạn, bảng bắn, lượng sửa bắn... Pháo binh ra đời đã đưa đến việc trang bị vũ khí mới cho bộ binh; nâng cao trình độ hiệp đồng chiến đấu của bộ binh, pháo binh, kỵ binh; thay đổi đội hình chiến đấu; phát triển kỹ thuật, nghệ thuật công binh (xây dựng công trình bảo đảm cho tiên công, phòng ngự); xuất hiện nhu cầu bảo đảm đường cơ động cho pháo binh, những vấn đê mới đặt ra cho thông tin liên lạc...

Hải quân, được thay thế bằng tàu chiến bọc thép, chạy bằng hơi nước, có pháo nòng rãnh, bắn bằng thuốc không khói, binh sĩ trên tàu được trang bị súng trường, súng máy... Những điều kỳ diệu đó, cần được hiểu rằng trước khi chuyển từ kỹ thuật chiến đấu cũ sang một trình độ mới hoàn toàn thích ứng với thời đại đã có rất nhiều sự mới mẻ, riêng biệt được tạo thành.

File đính kèm:

(Bách khoa tri thức QPTD)

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
*Tel: +84-69.553215 * Email: info@mod.gov.vn
Website: bqp.vn, mod.gov.vn *
Tổng Biên tập: Đại tá Nguyễn Thanh Bình
Quyết định cho phép hoạt động: Số 3548/QÐ-BQP, ngày 25/9/2012
® Ghi rõ nguồn bqp.vn hoặc mod.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTÐT BQP.