Web Content Viewer
ActionsTừ tư duy giữ nước đến Học thuyết quân sự Việt Nam
(Bqp.vn) - Khác với “đường lối quân sự” và “nghệ thuật quân sự” là những khái niệm đã được dùng quen thuộc ở Việt Nam, khái niệm “Học thuyết quân sự Việt Nam” còn có thể gây nên nhiều tranh cãi. Tuy đã được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình nhưng nó chưa được các tổ chức Nhà nước chính thức sử dụng, cũng chưa được định nghĩa cụ thể trong bất cứ bộ từ điển hay từ điển bách khoa nào của Việt Nam.
Nhưng xưa nay các sự vật vốn có trước khái niệm chứ không chỉ ra đời từ khi con người đặt tên cho nó. Những trang sách dưới đây muốn chứng minh rằng trong lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc Việt Nam, không những đã xuất hiện một nền nghệ thuật quân sự giữ nước mà đã xuất hiện một dạng học thuyết quân sự bao gồm cả hệ thống tri thức, hệ thống quan điểm, luận điểm chỉ đạo nghệ thuật quân sự giữ nước, không giống học thuyết quân sự của các nước xuất thân từ các đế chế có quân đông, tiềm lực lớn, học thuyết quân sự của nước nào cũng không phải là bộ phận của khoa học quân sự, không đồng nhất với nghệ thuật quân sự. Nó thuộc hệ tư duy chỉ đạo chi phối hệ thống chỉ huy các lực lượng vũ trang.
Nước nhỏ yếu không thể vận dụng đúng quan điểm, phương thức của nước lớn mạnh. Người bị trị, bị xâm lược không thể vận dụng đúng quan điểm, phương thức của kẻ thống trị và xâm lược. Quan điểm và phương thức ứng xử khác nhau thì khái niệm, nội dung học thuyết quân sự cũng khác nhau. Chính vì lẽ đó, Học thuyết quân sự Việt Nam không thể lấy khái niệm của nước ngoài rồi điền mấy nội dung vào từng danh mục, trong khi trên thế giới chưa có một định nghĩa chung về học thuyết quân sự.
Những bài viết trong tập nghiên cứu này không viết xong cùng một lúc mà đã được viết qua nhiều năm tháng. Nhiều bài đã được công bố trên các tạp chí lý luận hoặc đã được in thành sách. Xếp vào một công trình có hệ thống không tránh khỏi có những ý bị nhắc lại, những liên hệ thực tế có những điều đã diễn ra cách đây mấy năm. Nhưng tất cả đều nhằm phục vụ cho một chủ đề: Từ tự giữ nước có những nét riêng, ở Việt Nam đã hình thành một Học thuyết quân sự, có tác giả đề xướng, có tác phẩm chứng minh, dù còn hay mất,nhưng các tác phẩm đó đã thực sự ra đời. Trải qua thăng trầm, nó có bước phát triển nhảy vọt trong thời đại Hồ Chí Minh. Những quan điểm chỉ đạo của nó là những điều mọi thế hệ cầm quyền phải tuân thủ trong sự nghiệp giữ nước.
Mặc dù đã được rất nhiều nhà nghiên cứu cổ vũ và chỉ dẫn, cá nhân tác giả chịu trách nhiệm về những luận điểm được khái quát trong quá trình nghiên cứu và vui mừng tiếp nhận mọi thẩm định của đông đảo bạn đọc.
File đính kèm:
Nội dung cùng chuyên mục
- Từ tư duy giữ nước đến Học thuyết quân sự Việt Nam
- Mấy nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam (phần I): Bản lĩnh Việt Nam
- Mấy nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam (phần II): Lịch sử giữ nước của dân tộc ta
- Mấy nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam (phần III): Sơ lược về sự hình thành và phát triển nền Nghệ thuật quân sự Việt Nam
- Mấy nét về tư duy giữ nước truyền thống của dân tộc Việt Nam (phần IV): “Phạt Tống lộ bố văn” - Một phương thức chống xâm lược dưới thời nhà Lý