Web Content Viewer
ActionsDQTV các dân tộc Việt Nam
Dân quân dân tộc Hrê
18:33 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Hrê còn có các tên gọi khác là Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Sơn Phòng, Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi; thuộc nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer. Về kinh tế, đồng bào dân tộc Hrê chủ yếu làm ruộng nước, có một bộ phận nhỏ làm rẫy, hái lượm, săn bắt, đánh cá.
Dân quân dân tộc Kháng
18:27 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Kháng có tên tự gọi là Mơ Kháng và các tên gọi khác là Háng, Brển, Xá; thuộc nhóm địa phương: Kháng Dẩng, Kháng Hoặc, Kháng Dón, Kháng Súa, Ma Háng, Bủ Háng, Ma Háng Bén, Bủ Háng Cọi và nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Dân quân dân tộc Khmer
18:23 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Khmer còn có các tên gọi khác là Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khmer K’rôm; thuộc nhóm ngôn ngữ có tiếng nói và chữ viết riêng. Về kinh tế, đồng bào dân tộc Khmer chủ yếu làm lúa nước, biết thâm canh lúa, có bộ dụng cụ sản xuất nông nghiệp tương đối hoàn thiện, phù hợp với điều kiện địa lý sinh thái Nam Bộ.
Dân quân dân tộc Khơ-mú
18:18 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Khơ-mú có tên tên tự gọi là Kmụ, Kưm Mụ và các tên gọi khác là Xá Cẩu, Khạ Khẩu, Măng Cẩu, Tày Hạng, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh; thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer. Về kinh tế, đồng bào dân tộc Khơ-mú chủ yếu làm nương rẫy với công cụ sản xuất còn thô sơ; hái lượm và săn bắt vẫn được duy trì, chăn nuôi chủ yếu để phục vụ tế lễ, tín ngưỡng và tiếp đãi khách.
Dân quân dân tộc Kinh (Việt)
18:10 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Theo truyền thuyết, dân tộc Kinh, những người Việt đầu tiên là con cháu của một thần rồng tên là Lạc Long Quân và một vị tiên tên là Âu Cơ. Hai người này lấy nhau và đẻ ra một bọc 100 trứng và nở ra 100 người con. Những người con sinh ra cùng một bọc gọi là “cùng bọc” (hay còn gọi là Đồng bào) và “đồng bào” là cách gọi của người Việt để nói rằng tất cả người Việt Nam đều cùng có chung một nguồn gốc.
Dân quân dân tộc La Chí
18:07 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc La Chí có tên tự gọi là Cù Tê và các tên gọi khác là Thổ Đen, Xá, Mán; thuộc nhóm ngôn ngữ Ka Đai. Người La Chí có lịch sử cư trú lâu đời ở Hà Giang, Lào Cai. Đồng bào dân tộc La Chí giỏi nghề khai khẩn và làm ruộng bậc thang, trồng lúa nước. Người La Chí gặt lúa nếp bằng hái nhắt, gặt lúa tẻ bằng liềm, đập lúa vào máng gỗ lấy thóc ngay ở ngoài ruộng.
Dân quân dân tộc La Ha
18:04 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc La Ha còn có các tên tự gọi là LA Ha hay Klá Plạo, và tên gọi khác là Xá Cha, Xá Bung và Xá Khao…có nhóm địa phương La Ha cạn và La Ha nước; nhóm ngôn ngữ Ka Đai (ngữ hệ Thái-Ka Đai), sinh sống chủ yếu ở vùng Tây Bắc. Về kinh tế: Người La Ha bắt đầu làm ruộng nước nhưng loại hình kinh tế chính vẫn là nương rẫy du canh du cư và săn bắt, hái lượm. Phương thức canh tác đơn giản, dùng gậy chọc lỗ và dao phát nương.
Dân quân dân tộc La Hủ
18:01 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc La Hủ có tên tự gọi là La Hủ và các tên gọi khác là Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Xung, Kha Quy…; thuộc nhóm địa phương La Hủ Na (đen), La Hủ Sư (vàng), La Hủ Phung (trắng) và nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma.
Dân quân dân tộc Lào
17:58 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Lào còn có các tên tự gọi là Thay, Thay Nhuồn và các tên gọi khác là Lào Bốc, Lào Nọi. Tiếng Lào thuộc hệ ngôn ngữ Tày - Thái; thuộc nhóm địa phương Lào Bốc (Lào Cạn), Lào Nọi (Lào Nhỏ) và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Dân tộc Lào có chữ viết riêng theo mẫu tự San-skrít.
Dân quân dân tộc Lô Lô
17:54 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Lô Lô còn có tên gọi là Lô Lô và các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La Ha, Qua La, Ô Man…; thuộc nhóm địa phương Lô Lô Hoa, Lô Lô Đen và nhóm ngôn ngữ Tạng - Mianma. Về kinh tế, đồng bào dân tộc Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh, phát triển chăn nuôi.